Nhân quyền Hôn_nhân_đồng_giới_tại_Việt_Nam

Đại diện Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho biết[39]:

Liên hợp quốc (UN) đã ủng hộ và hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình. Chúng tôi đã tổ chức Hội thảo với Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Quan điểm của chúng tôi là bộ luật sẽ tuân thủ các công ước về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết. Chúng tôi mong những người sống chung dù là đồng tính hay dị tính đều được đối xử như nhau. Chúng tôi mong muốn hợp tác với Bộ Tư pháp (Việt Nam) để luật này tốt hơn”.

Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) - Ông Bakhodir Burkhanov, phát biểu:

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền khẳng định mọi người đều có quyền được tạo lập gia đình, bao gồm cả người độc thân, người chuyển giới hoặc hai người trưởng thành bất kể giới tính của họ. Chúng tôi khuyến khích và hỗ trợ Chính phủ và Quốc hội nhìn ra những thử thách mà các đối tượng yếu thế đang gặp phải và bảo vệ quyền tạo lập gia đình”[40]

Ông Nicholas Booth – cố vấn chính sách Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) phát biểu:

"Người đồng giới ở Việt Nam được phép sống cùng nhau nhưng đứng từ quan điểm của Liên Hợp Quốc thì còn nhiều việc chưa ổn. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từng nhấn mạnh 'không phân biệt đối xử với người đồng tính'. Cho nên điều quan trọng không chỉ ở quyền sống chung mà hơn hết là người đồng tính có quyền tạo dựng cuộc sống không phải như hai cá thể sống cùng với nhau mà là tình yêu. Khi chúng ta cống hiến, tình nguyện gắn bó với ai đó thì quyền và nghĩa vụ của ta với người đó và người đó với ta là như thế nào. Nếu người bạn đời bị ốm, chúng ta có quyền đến chăm sóc, chịu trách nhiệm với cuộc sống của họ hay không. Nếu bạn đời chết ta có bị đuổi khỏi nhà mà ta đã sống với họ đã 30 năm nay. Đối với con cái mà ta đã cùng nuôi dạy thì quyền lợi sẽ như thế nào.Vì thế mà chúng ta phải tôn trọng quyền được yêu của người đồng tính theo như quy định của luật hôn nhân và gia đình chứ không đơn giản là sống với nhau. Chúng tôi khích lệ và ủng hộ Bộ Tư pháp trong lần sửa đổi này để tạo môi trường cho người đồng tính bảo đảm cuộc sống chung giữa họ”.[41]

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã phát biểu rằng[42]:

Quốc hội Việt Nam cần sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình để bảo đảm cho các cặp đồng tính cũng được hưởng đầy đủ tất cả các quyền như mọi cặp vợ chồng khác, trong đó có quyền kết hôn, thực hiện các thủ tục pháp lý và được pháp luật bảo hộ đầy đủ về tài sản và con cái. Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam cần được soạn thảo lại để loại trừ những quy định mơ hồ không rõ ràng, nhằm nghiêm cấm mọi hình thức phân biệt đối xử vì xu hướng luyến ái, định dạng xu hướng luyến ái hay căn cước giới tính. Nếu luật pháp không được quy định rõ ràng thì sẽ làm suy yếu quyền bình đẳng của các cặp vợ chồng đồng tính trong các quy định hành chính, khi giao dịch với tòa án hay các cơ quan công quyền.Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCRP) mà Việt Nam cũng là một quốc gia thành viên, có bao gồm các trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo nhân quyền quốc tế trên cơ sở không phân biệt đối xử trên cơ sở thiên hướng tình dụcbản dạng giới. Khái niệm “tính dục” trong các điều khoản của ICCRP “phải được hiểu là có bao gồm xu hướng tình dục, và Ủy ban về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã khẳng định rằng việc “bảo đảm bình đẳng và không phân biệt đối xử" phải được hiểu trong phạm vi rộng nhất có thể, theo hướng bảo đảm đầy đủ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.Những nguyên tắc nói trên về nhân quyền được tái khẳng định trong nội dung các báo cáo nhân quyền về tình hình phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và căn cước giới tính, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố ngày 17/11/2011, và Nghị quyết số 17/19 của Hội đồng Nhân quyền ký ngày 17/06/2011. Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 12/11/2013, và với tư cách là một thành viên, có nghĩa vụ phải “duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.

Ông Brad Adams - Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu:

"Việt Nam đang tăng cường các quyền cho những cặp đồng tính, nhưng vẫn cần đạt tới bước cuối cùng để đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người. Những điều luật có nội dung mập mờ có thể gây kỳ thị đối với những người có quan hệ đồng giới, song giới và chuyển đổi giới. Giới chức chính quyền cần có can đảm xác lập sự công bằng về hôn nhân trong luật pháp Việt Nam."[43]

Bà Shoko Ishikawa - đại diện tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc phát biểu tại buổi đối thoại nhân Ngày Quốc tế chống kỳ thị người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới (IDAHOT) 2015 tại Khách sạng Khách sạn Melia, Hà Nội[44]

"Việt Nam cũng có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực chính sách và lập pháp. Các khái niệm về bình đẳng, tự do và không phân biệt đối xử được bảo đảm trong bản Hiến pháp sửa đổi... Trong quá trình xem xét sửa đổi luật hôn nhân và gia đình hiện nay, dường như việc cấm hôn nhân đồng giới sẽ được bãi bỏ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn mong muốn bộ luật này đi xa hơn nữa để bảo đảm quyền của các cặp đôi đồng giới được tương tự như các cuộc hôn nhân khác.Chỉ mới cách đây vài tuần, Tuyên bố chung của các nước châu Á tại Ủy ban Dân số và Phát triển Liên hợp quốc ở New York đã đạt đột phá mới. Phái đoàn Việt Nam đóng vai trò tích cực trong việc soạn thảo và trong tuyên bố được đoàn Việt Nam đọc thay mặt cho 26 nước tham gia, họ đã tái khẳng định quyết tâm "thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử về tuổi, giới tính, thiên hướng tình dục, thu nhập, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, địa vị di trú, khuyết tật, HIV hoặc các vấn đề khác”. Liên hợp quốc xin biểu dương Chính phủ và các bên liên quan chủ chốt khác đã tham gia đóng góp vào những thành tựu quan trọng ấy. Tôi kêu gọi tất cả người làm chính sách và cán bộ có mặt hôm nay hãy góp phần thực hiện các nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế mỗi khi xem xét sửa luật trong tương lai.Liên hợp quốc sẽ tiếp tục ủng hộ quyền được có sức khỏe và các quyền dân sự, năng lực lãnh đạo khác của cộng đồng LGBT trong khi tiếp tục tư vấn cho việc sửa đổi Luật Hộ tịch. Chúng tôi hy vọng bộ luật đó sẽ công nhận quyền bình đẳng cho các cặp đôi đồng tính cũng như công nhận người chuyển giới được sửa đổi nhận dạng giới tính của họ."

Ông Damien Cole – Đại sứ Ireland tại Việt Nam đã phát biểu[40]:

Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cần đến sự thay đổi hiến pháp và điều này cần thông qua trưng cầu dân ý. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy mọi người con của Ireland đều được đối xử công bằng. Quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thông qua bỏ phiếu tại Ireland đã nâng cao hình ảnh nước này trong mắt bạn bè quốc tế, từ đó truyền cảm hứng cho cộng đồng LGBT trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tại Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của người đồng giới, song giới và chuyển giới (LGBT) trong quan hệ hôn nhân và gia đình do Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc(UNDP) tổ chức:

Ông Kees Waaldijk, giáo sư Trường Đại học Leiden - Hà Lan đã chia sẻ các quy định quốc tế về vấn đề bảo vệ quyền con người của người đồng tính. Ông nói[45]:

Trong xu hướng hiện nay, các vấn đề về người đồng tính đã có những chuyển biến tích cực, nhiều nước công nhận hôn nhân đồng giới. Trước khi đạt được những kết quả đáng mừng, các nước này cũng có giai đoạn thiếu kiến thức, dẫn đến định kiến sai lầm, phân biệt đối xử. Ví như Mỹ từng xem đồng tính như một bệnh, cố tìm cách chữa trị, thậm chí bỏ tù. Thế rồi, họ cũng nhận ra đồng tính là một xu hướng tính dục không thể thay đổi và cho phép các tiểu bang có quyền tự chủ về hôn nhân cùng giới.

Bà Lee Badgen - Giám đốc Trung tâm Chính sách và Hành chính công, giáo sư Trường Đại học Massachusetts Amherst cho biết:[45]:

Việc không công nhận quan hệ đồng giới sẽ làm gia tăng sự kỳ thị, làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và khiến các cặp đồng giới không được hưởng khuôn khổ pháp luật và các lợi ích của hôn nhân. Nếu pháp luật công nhận hôn nhân đồng giới sẽ cho phép các cặp đồng giới được thể hiện cam kết công khai, có lợi ích tình cảm, thực tế, hòa nhập xã hội và các lợi ích cho con cái.

Bà Lee Badgen cũng cho biết thêm hiện 67% các cặp đồng tính ở bang Massachusetts và tương tự các bang khác ở Mỹ (tổng số là 1,2 triệu người, tương đương 600.000 cặp) đang kết hôn, cuộc sống của các gia đình đồng tính tương tự các gia đình dị tính. Ở các nước công nhận hôn nhân đồng tính, tình trạng các bệnh lây truyền qua đường tình dục giảm đi, phúc lợi về sức khỏe tăng lên, và con cái của các gia đình đồng tính có cuộc sống phát triển bình thường. Thể chế hôn nhân không thay đổi ngoại trừ quy định về điều kiện kết hôn[45].